Chi tiết bài viết

Ẩm thực quê hương Lạc Thủy - Hòa Bình

1. Ốc đá non ngàn Để có món ốc đặc sản đãi khách, đồng bào thường cùng nhau lặn lội vào trong rừng sâu, đi dọc các con suối để mò ốc, gọi là ốc đá, bởi chúng thường bám dưới những hốc đá nằm sâu trong vũng nước, khe suối. Nhiều nhất là sau các đợt lũ. Khi lượm mang về làm thức ăn hoặc bán Có nhiều cách chế biến ốc như luộc chín, tách thịt ốc ra khỏi vỏ nấu cháo hay xào ốc trực tiếp với sả, ớt gừng … cùng vài gia vị khác, nhưng trước hết phải được tẩy nhờn bằng muối ăn, chặt đuôi ốc. Ở miền núi, ốc đá thường dùng làm mồi uống với rượu cần, món ngon không gì bằng. 

1. Ốc đá non ngàn

Để có món ốc đặc sản đãi khách, đồng bào thường cùng nhau lặn lội vào trong rừng sâu, đi dọc các con suối để mò ốc, gọi là ốc đá, bởi chúng thường bám dưới những hốc đá nằm sâu trong vũng nước, khe suối. Nhiều nhất là sau các đợt lũ. Khi lượm ốc vào giỏ, mang về làm thức ăn hoặc bán.

Có nhiều cách chế biến ốc như luộc chín, tách thịt ốc ra khỏi vỏ nấu cháo hay xào ốc trực tiếp với sả, ớt gừng … cùng vài gia vị khác, nhưng trước hết phải được tẩy nhờn bằng muối ăn, chặt đuôi ốc. Ở miền núi, ốc đá thường dùng làm mồi uống với rượu cần, món ngon không gì bằng.

 

 

Ngày trước, ốc nhiều, chỉ cần ngụp lặn khoảng hơn 2 tiến đồng hồ, có thể mang về vài ký ốc, nhưng giờ đây do môi trường bị tàn phá ốc ngày một cạn kiệt dần. Bởi vậy  về với vùng đất Du lịch Lạc Thủy Hòa Bình được tiếp đãi  món ốc đá xào sả mới thấy giá trị tình cảm và tấm lòng của người dân nơi đây dành cho những vị khách của mình. Mỗi món ăn đều có hương vị đặc trưng khác nhau nhưng đều nói lên tấm lòng của đồng bào dành cho khách quý nhưng đặc trưng nhất vẫn là món ốc đá “ Hương vị của sả, vị cay của ớt thấm trong thịt ốc chắc béo” sẽ là món ăn không quên đối với mỗi Du khách về với vùng đất Lạc Thủy Hòa Bình.

2.Lợn thui luộc.

 

 

Lợn thả rông được thui vàng, thui đến đâu thì cạo lông đến đó. Sau đó rửa sạch trước khi mổ lấy phần nội tạng, không rửa lại nước, mà chỉ lấy lạt giang buộc treo lên để cho ráo máu. Thịt lợn làm như vậy sẽ để được lâu, không bị ôi thiu. Sau đó thịt được pha ra cho vào nồi luộc trên bếp củi ở nhiệt độ vừa phải. Khi thịt vừa chín tới được đem ra thái mỏng bày trên lá chuối rừng tươi xanh. Thịt nóng quyện với lá chuối rừng tạo ra hương vị thơm ngon. Thịt luộc được chấm với muối rang và hạt dổi nướng giã nhỏ. Khách du lịch thưởng thức món ăn sẽ cảm nhận được độ ngọt của thịt lợn, giòn của bì và mỡ, mùi thơm của lá chuối, hương vị của hạt dổi, đậm đà của muối rang. Mỗi khi ăn xong thì không ai có thể quên được.

 

3. Thịt lợn muối chua

 

 

Thịt lợn nuôi thả ướp với men của lá rừng cùng với gạo rang giã nhỏ thời gian khoảng 60 phút. Sau đó lấy lá chuối rừng hơ lên trên lửa, lau sạch rồi lót vào đáy bồ làm bằng tre, nứa, trước khi đưa thịt vào bồ. Phần dưới của bồ (trên của lá chuối) được rải một lớp gạo rang nhỏ trộn với muối rang sau đó xếp thịt lên,cứ một lần xếp thịt lại rải một lần gạo rang với muối. Sau đó đậy kín nắp bồ bằng lá chuối và để bồ thịt muối ở quang bếp củi hoặc trên gác bếp đun củi. .Khi khách du lịch thưởng thức món ăn thịt lợn chua vẫn cảm nhận được màu sắc của thịt, ngậy của bì, độ chua của men rừng, độ mặn vừa phải của muối, độ thơm của gạo. Món ăn này thường được ăn với các loại lá rừng. 

 

4. Măng chua nấu thịt gà

Gà nuôi thả có trọng lượng từ 0,8 – 1 kg được làm sạch lông rồi mổ bỏ phần nội tạng, gà chặt ra thành miếng nhỏ, đem ướp với măng chua (măng muối càng lâu càng tốt) cùng với gia vị bóp ướp để từ 20 – 30 phút cho ngấm hương vị của măng và gia vị, sau đó cho vào nồi vần quanh bếp củi than khoảng 1-2 giờ. Khi thịtgà và măng đã chín nhừ rắc thêm một ít hạt dổi nướng giã nhỏ. Món ăn này khi ăn thịt gà, măng chua, hạt dổi được quyện với nhau một hương vị đặc trưng của người dân Lạc Thủy.

 

5. Chả cuốn lá bưởi

 

Thịt lợn ba chỉ thái con chì, ướp một chút nước mắm, hành. Lá bưởi cắt làm đôi,cuốn mỗi miếng thịt một nửa lá to hoặc một lá nhỏ, kẹp vào kẹp tre nướng trên than hồng. Mỡ lợn gieo xuống than hồng làm dậy lên ngọn lửa mỏng mơn man kẹp chả, lá bưởi ngả màu hơi tím se lại là được. Khi khách du lịch cắn miếng chả lá bưởi thơm giòn, gẫy mảnh lẫn vào thịt săn vàng làm tiêu tan sự ngấy, chỉ còn lại mùi thơm, khi nuốt miếng chả rồi còn lại cảm giác tê tê đầu lưỡi.

6.Món cá nướng đồ

 

Một số loại cá như: cá diếc, cá trê, cá chép... thường được đem nướng thơm.Trước khi nướng, cá được thọc các que nhỏ dài qua miệng xuống bụng, xuống tận đuôi cá rồi dùng kẹp tre xanh kẹp vào để cho cá khỏi rơi, gãy. Cá nướng được đem rắc muối, gói lá chuối, đồ lên rồi mới ăn.

7.Thịt trâu nấu lá lồm.

 

 

Thịt trâu đem thui cho thơm, cạo sạch rồi bung cho mềm, đem bóc thái miếng nhỏ,hầm trong nồi đất chín kỹ rồi giã lá lồm ( một loại lá chua), nêm một ít tấm gạo bỏ vào nồi hầm với thịt trâu. Khi tấm chín nở và hơi sánh thì cũng là lúc thịt trâu nhừ và ngấm vị chua của lá lồm. Đây là món ăn dân tộc phổ biến của người Mường Hoà Bình. 

8. Cơm lam 

 

Cơm lam được làm bằng cách bỏ gạo nếp vào ống nứa tươi non, đổ nước sâm sấp sau đó đem nướng trên lửa. Cơm chín với vị thơm của hạt gạo quyện với mùi thơm tự nhiên của nứa tươi khiến du khách khó lòng quên một món ăn vùng Tây Bắc. Hiện nay, cơm lam đã trở thành món ăn đặc sản của khách sạn, nhà hàng ở nhiều nơi trong nước không chỉ riêng ở Hoà Bình. 

Xôi các màu: Người ta tạo ra màu xôi từ các thứ cây thân cỏ, sau đó lần lượt cho gạo màu đỏ xuống trước, sau là màu xanh, vàng, tím, trắng cho lên trên cùng. Khi xôi chín,dỡ ra rồi trộn với nhau hoặc để riêng từng màu thành loại xôi nhiều màu với hương vị khác nhau trông rất đẹp mắt. Đây là một món ăn dân tộc rất được khách du lịch ưa chuộng.

9.Măng đắng

 

 

Tin tức khác