Chi tiết bài viết

Lễ Công bố và trao kỷ lục Việt Nam nhà máy in tiền đầu tiên, khánh thành di tích II (xưởng in bạc)

Lễ Công bố và trao kỷ lục Việt Nam nhà máy in tiền đầu tiên, khánh thành di tích II (xưởng in bạc) Ngày 14/2, UBND huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ công bố và trao kỷ lục Việt Nam Nhà máy in tiền đầu tiên; khánh thành di tích II (xưởng in bạc). Tại khu di tích lịch sử cách mạng nhà máy in tiền

Ngày 14/2, UBND huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ công bố và trao kỷ lục Việt Nam Nhà máy in tiền đầu tiên; khánh thành di tích II (xưởng in bạc) tại Di tích lịch sử Địa điểm Nhà máy in tiền tại Đồn điền Chi Nê.

                     

                               Đồng chí Trần Chiến Thắng- Phó chủ tịch Hội kỷ lục gia Việt Nam 

                                                    lên trao bằng và kỷ niệm chương

 Đến dự có đồng chí Nguyễn Công Nghiệp, Thứ trưởng Bộ Tài chính - Phó Ban kinh tế Trung ương; đồng chí Trần Đăng Ninh Thường vụ tỉnh ủy -  Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Hội Kỷ lục Việt Nam, các Sở, Ban, Ngành của tỉnh

                       

Đồng chí Nguyễn Công Nghiệp - Thứ trưởng TTr Bộ Tài chính - Phó Ban kinh tế TW

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Về phía lãnh đạo huyện có  đồng chí Trần Văn Tiệp TUV - Bí thư huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Bùi Văn Trường - Phó Bí thư thường trực huyện ủy; đồng chí Phạm Quang Vinh - Phó Bí thư huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện; Các đồng chí trong Ban thường vụ huyện ủy; Lãnh đạo các huyện trong và ngoai tỉnh  lãnh đạo Phòng, Ban ngành đoàn thể của huyện, lãnh đạo huyện qua các thời kỳ,  lãnh đạo các xã thị trấn, các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, cùng đông đảo nhân dân đã đến dự.

                              

  Đồng chí Trần Đăng Ninh – Thường vụ tỉnh uỷ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Nhà máy in tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đặt tại đồn điền Chi Nê (Lạc Thủy) gắn với công lao to lớn của nhà yêu nước Đỗ Đình Thiện. Năm 1946, bằng việc mua lại nhà in Tô-panh của Pháp và hiến một phần đồn điền Chi Nê, Tại đây những “tờ bạc tài chính cụ Hồ “ đầu tiên mang sứ mệnh lịch sử lớn lao trong những ngày đầu độc lập của chính quyền cách mạng đã ra đời, đây là nơi lưu giữ những dấu ấn lịch sử đầu tiên của Bộ Tài chính nói riêng, nền tài chính quốc gia nói chung và một thời kỳ lịch sử cách mạng vẻ vang của nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy. Năm 2007, khu di tích được Bộ VH-TT&DL xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. 

                       

Đồng chí Phạm Quang Vinh - Phó Bí thư huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện

Phát biểu tại buổi lễ.

Với vị trí chiến lược, đồn điền Chi Nê đã hai lần vinh dự được đón Bác Hồ về thăm và ở lại làm việc. Trong chuyến về thăm Lạc Thủy Người đã nói:” Đây là nhà máy in tiền của ta, các chú cần giữ gìn cẩn thận, phải thi đua nhau làm việc để in được nhiều tiền cho cả nước tiêu dùng và công cuộc kháng chiến cứu quốc. Năm 2010 nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngành Tài chính Việt Nam công trình được tiến hành khởi công xây dựng trên tổng diện tích là 15,5ha.  Hiện nay, các hạng mục phục hồi, tu bổ di tích I khu tưởng niệm Bác Hồ và những năm đầu của ngành Tài chính; di tích II xưởng in bạc  đã hoàn thành

                              

                                                  Toàn cảnh buổi lễ

Với những dấu ấn lịch sử và ý nghĩa đặc biệt, khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê (giai đoạn 1946 - 1947) xã Cố Nghĩa đã được trao kỷ lục Việt Nam là Nhà máy in tiền đầu tiên.

                       

                                                        Các đồng chí lãnh đạo tham quan di tích II

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chúc mừng huyện Lạc Thủy. Đồng chí đề nghị Sở VH-TT&DL chủ trì phối hợp với huyện, các sở, ngành liên quan quảng bá, xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng để khai thác hiệu quả khu di tích lịch sử

Tại lễ công bố, huyện đã tổ chức cắt băng khánh thành di tích II ( khu xưởng in bạc)

                   

                       Các đồng chí lãnh đạo cắt băng khánh thành di tích II (khu xưởng in bạc)

Tin tức khác