Lịch sử thành lập và phát triển BQL các khu di tích huyện Lạc Thuỷ.
Ngày 24/5/2010 UBND tỉnh Hòa Bình ra quyết định số 785/QĐ - UBND tỉnh Hòa Bình. Thành lập BQL khu di tích lịch sử Cách mạng “ Địa điểm nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê ( 1946-1947) xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy.
Ngày 05/12/2011 UBND tỉnh Hòa Bình ra Quyết định số 2347/ QĐ - UBND tỉnh về việc Thành lập Ban Quản lý các Khu di tích huyện Lạc Thủy. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế cho quyết định số 785/QĐ - UBND tỉnh ngày 24/5/2010.
BQL các khu di tích huyện Lạc Thuỷ có chức năng, nhiệm vụ quản lý các khu di tích trong toàn huyện Lạc Thuỷ.
Chức năng – Nhiệm vụ BQL.
+ Chức năng.
Ban quản lý các Khu di tích huyện Lạc Thủy là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện Lạc Thủy, thực hiện chức năng quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, sử dụng và khai thác giá trị các di tích lịch sử văn hóa, tiềm năng du lịch, danh lam, thắng cảnh hang động phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân: góp phần phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện. Ban quản lý chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế và hoạt động của UBND huyện và hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Phòng Văn Hóa & Thông Tin giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Ban quản lý di tớch.
BQL các khu di tích huyện Lạc Thuỷ có tư cách pháp nhân,có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động,giao dịch.
+ Nhiệm vụ.
Xây dựng kế hoạch dài hạn, hằng năm và hoạt động của Ban Quản lý nhằm phát triển các khu di tích trình UBND huyện phê duyệt gồm: Các dự án, trương trình, kế hoạch; hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, đột xuất của đơn vị và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
Phối hợp với các cơ quan chức năng lập dự án quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa, danh lam, thắng cảnh. Hướng dẫn, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân thực hiện Luật di sản văn hóa và các quy định của nhà nước về bảo vệ các khu di tích.
Tham mưu, đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy tác dụng các di tích lịch sử văn hóa, giá trị tinh thần các di tích, danh lam, thắng cảnh thông qua các hình thức thông tin, tuyên truyền, trưng bày, quảng bá.
Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ, tôn tạo, trùng tu và tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, thu nhận, kiểm kê, bảo quản các tài liệu, hiện vật liên quan để tổ chức các hoạt động khai thác nhằm gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử Khu di tích và du lịch thắng cảnh hang động.
Chủ trì, phối hợp với các xã có di tích, có thắng cảnh có hang động và các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội truyền thống và quản lý các hoạt động dịch vụ, đảm bảo vệ sinh môi trường tại các di tích được giao theo quy định của pháp luật.
Thực hiện công tác báo cáo định kỳ, đột xuất về các hoạt động của Ban quản lý với UBND huyện và các phòng, ban liên quan theo quy định.
Quản lý cán bộ, nhân viên và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí, tài chính, tài sản, các phương tiện, trang thiết bị của đơn vị được giao theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do ủy ban nhân dân huyện giao.
Sơ đồ tổ chức hành chính
+ Ban Lãnh Đạo:
Trưởng Ban : Quách Thị Thanh.
Phó Ban : Đỗ Danh Ngọc.
Phó Ban : Đinh Thị Bình.
+ các tổ chức chuyên môn:
Tổ Hành chính - Quản trị:
Tổ Quản lý di tích:
Tổ Thuyết minh;
Những hoạt động của BQL.
+ Công tác nghiên cứu tuyên truyền.
Đây là một trong những nhiệm vụ chủ chốt của BQL. Từ khi mới thành lập năm 2010, mặc dù biên chế thiếu, đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, tuyên truyền trẻ, thiếu kinh nghiệm nhưng đơn vị đã đặc biệt quan tâm đào tạo, xây dựng đội ngũ và tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu, tuyên truyền phát huy giá trị của di tích.
+ Kết quả nghiên cứu trong thời gian qua:
Tiến hành sưu tầm các hiện vật, ấn phẩm của Chủ tịch HCM.
Tiến hành sưu tầm các hiện vật, ấn phẩm của Gia đình tư sản Đỗ Đình Thiện, và các vật dụng của người địa phương
Phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hoà Bình & PVH TT & DL Sưu tầm và khôi phục lễ hội Chùa Tiên & một số lễ hội khác trong huyện.
Hoàn thành một số công trình nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, giới thiệu của di tích như;
+ Cuộc đời & sự nghiệp của CT HCM
+ Những đóng góp to lớn của nhà tư sản Đỗ Đình Thiện.
+ Nhà Máy in tiền đầu tiên của nước Việt Nam.
Hoàn thiện hồ sơ xây dựng tổng thể quần thể di tích tháng cảnh Chùa Tiên
Xuất bản ẩn phẩm, nội dung tuyên truyền, giới thiệu di tích, biên tập tài liệu, thuyết minh tuyên truyền di tích, ghi băng phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh, truyền hình. Tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ thuyết minh, hướng dẫn viên.
Thường xuyên bổ sung tư liệu cho phòng trưng bày tại khu di tích.
Liên hệ, phối hợp với các đơn vị tài trợ tổ chức tuyên truyền quảng bá di tích trực tiếp qua hệ thống băng rôn, bảng, biển, khẩu hiệu.
Kết hợp với các đài phát thanh & truyền hình để làm chuyên đề, phóng sự, phim tài liệu … để quảng bá cho các di tích trong toàn huyện Lạc Thuỷ.
Công tác nghiên cứu, sưu tầm tài liệu và tuyên truyền giới thiệu phát huy tác dụng của BQL các di tích từng bứơc đã đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu và học tập của các tầng lớp nhân dân.
+ Công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo di tích;
Ngay sau khi được thành lập BQL các khu di tích huyện Lạc Thuỷ đã tổ chức nghiên cứu xây dựng quy hoạch, kế hoạch trùng tu, tôn tạo các di tích trong toàn huyện.
+ Công tác bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự.
BQL các khu di tích huyện Lạc Thuỷ có địa hình phức tạp có cả rừng, núi, sông, hồ, lại nằm dải rác xen lẫn với các khu dân cư. Mà đây là khu vực tiếp giáp với các tỉnh như Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội cận kề là hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ liên tỉnh ( Đường HCM, quốc lộ 21…) nên giao lưu đi lại rất thuận tiện, đặc biệt là với các tỉnh Bắc Bộ vì thế Cán bộ BQL cùng nhân dân nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích.