Chi tiết bài viết
Di tích khảo cổ hang Đồng Thớt
Hang đồng thớt được tọa lạc trong sơn khối đá vôi trong cánh đồng thớt thuộc trị trấn Thanh Hà đây là một di chỉ khảo học có giá trị nghiên cứu quan trọng đối với việc tìm hiểu nền Văn hóa Hòa Bình.
Hang đồng thớt được tọa lạc trong sơn khối đá vôi trong cánh đồng thớt thuộc trị trấn Thanh Hà đây là một di chỉ khảo học có giá trị nghiên cứu quan trọng đối với việc tìm hiểu nền Văn hóa Hòa Bình.
Hang đồng thớt có cửa vào thoáng mát rộng rãi chan hòa ánh sáng với chiều rộng 19m chiều cao 10m và có độ sâu 16m với cấu tạo hang gồm 3 vách chính, ngay từ cửa vào ta đã gặp một tầng văn hóa vỏ ốc kết chặt thành tảng lớn bám trên vách. Bên trong vẫn chứa một số công cụ đá và vô số mảnh tước lớn nhỏ, đến nơi đây ta có cảm giác như một miền huyền thoại cổ xưa.
Theo các nhà khoa học, quá trình phong hóa tạo thành hang động ở đây là quá trình tự nhiên đã diễn ra từ rất lâu . Dạng địa hình chính của hang Đồng Thớt là núi đá vôi và núi đất, độ cao trung bình khoảng 70 mét, thành hẹp, vách đứng, ở vách trong cửa hang, vách này có nhiều nhũ đá khá đẹp ở độ cao 5,2m so với nền. Có một ngách ăn sâu vào lòng núi dài 6,2m, rộng trung bình 2,4m. Bên phải của ngách này có một ngách nhỏ bên trong ken đầy ốc kết thành tảng lớn.
Ở vách phải của hang rất phẳng, các tảng đá xếp lại với nhau tạo thành một bức tường lớn.
Trần hang cao hơn mặt nền hiện nay 10m, mặt trần khá phẳng có một vài nhũ đá nhỏ rủ xuống.
Từ di tích nhìn ra là một thung lũng mầu mỡ có nhiều dãy đồi cao thấp xen nhau, dưới chân đồi là các thung lũng khá bằng phẳng và phì nhiêu.
Cách di tích không xa về phía Tây nam có một dòng suối nhỏ chảy tới gần cửa hang thì vóng ra phía sau quả núi và men theo núi chảy ra phía Đông, có lưu lượng dòng chảy nhỏ. Cách xa khoảng 3km có một dòng suối lớn (sông) Thanh Hà, dưới lòng sông này có rất nhiều đá cuội và ốc. Khối lượng di vật phát hiện được ở di chỉ này rất phong phú trong đó đồ đá chiếm khối lượng lớn nhất đã có hơn 500 hiện vật có vết gia công của con người. Gần hết những loại di chỉ Đồng Thớt đều được làm bằng những hòn cuội. Đó là một thứ nguyên liệu dễ kiếm ở gần nơi ở của họ và rất thuận lợi cho việc chế tác công cụ. Người nguyên thuỷ đã lựa chọn những hòn cuội có hình dáng và kích thước hợp với từng loại công cụ đem ghè đẽo, hầu hết công cụ được chế tác từ những hòn đá cuội, chính vì vậy đã chở thành kỹ thuật đặc trưng của Văn hoá Hoà Bình Di chỉ khảo cổ học hang đồng thớt được Bộ Văn hóa công nhận là “ Di chỉ khảo cổ học cấp Quốc gia năm 2003.